Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Phụ nữ và chứng rối loạn tiền mãn kinh

Gần như tất cả các phụ nữ khi bước vào độ tuổi 40 trở lên bắt đầu có các chứng rối loạn tiền mãn kinh, nhiều khi các chứng rối loạn khiến cho họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt … ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và giao tiếp với những người xung quanh.

Biểu hiện chứng rối loạn tiền mãn kinh

  • Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện chủ yếu nhất trong thời kỳ Tiền mãn kinh: vòng kinh có thể dài, ngắn hoặc ra huyết bất thường:
    - Cách xử trí: chỉ khi nào huyết ra quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt mới cần đến sự giúp đỡ của nhân viên y tế để cầm máu, nếu không thì cứ để tự nhiên, giữ gìn vệ sinh thật tốt sẽ đến lúc kinh ngừng hẳn.
    - Lưu ý: kinh phải mất hẳn trên 12 tháng mới chắc chắn là mãn kinh thật sự. Nếu chỉ mất kinh vài ba tháng bạn nên chú ý đến việc có thai ngoài ý muốn.
  • Tâm sinh lý biến đổi đa dạng. Nhiều phụ nữ dễ rơi vào hiện tượng trầm cảm, thường không bằng lòng với môi trường xung quanh. Một khảo sát cho thấy, có đến 46% phụ nữ bị mất ngủ, mệt nhọc trong thời kì mãn kinh.
  • Ngoài ra, mãn kinh có thể làm giảm ham muốn tình dục do khô âm đạo, mụn trứng cá, tóc rụng, mệt mỏi kinh niên…
  • Cơn bốc hỏa: thỉnh thoảng xảy ra do rối loạn vận mạch làm nóng bừng ở ngực, lưng, cổ, đổ mồ hôi, nhiều nhất về đêm gây cảm giác khó chịu, mất ngủ.
Khắc phục trình trạng rối loạn sau mãn kinh
  • Hãy tự tạo một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn thích hợp để giữ tinh thần thư thái, bình ổn.
  • Cần ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành hoặc cỏ đinh lăng (chứa nhiều chất Estrogen tự nhiên)
  • Chế độ dinh dưỡng: cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng “hoàn hảo” ngay từ khi ở thời kỳ Tiền mãn kinh.
  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp lưu máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.
  • Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và đừng quên bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc, trái cây, canxi, protein và hạn chế các loại chất béo, thuốc lá, đồ uống có cồn.
  • Bổ sung thêm hàm lượng vitamin D, vì vitamin D có chữa chất  “xúc tác” giúp cho quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi dễ dàng hơn.
  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và xử lý sớm các bệnh phụ khoa.
  • Sử dụng thuốc:
    - Dùng bổ sung thuốc có Canxi và Vitamin D để hạn chế rối loạn loãng xương.
    - Cần dùng Vitamin E mỗi ngày.
Hãy chuẩn bị tốt những kiến thức cần thiết để không ngỡ ngàng khi ở giai đoạn này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Người đóng góp cho blog

Được tạo bởi Blogger.